Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
Có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp

Bạn đang giằng xé giữa hai định hướng nghề nghiệp hoặc nhiều hơn? Hoặc đang nghĩ đến việc trở lại nghề cũ? Hoặc bạn là người đa tài, có tiềm năng đảm nhận nhiều hơn một vai trò?

Bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào trên đây, bạn cần xem xét lại chiến lược viết đơn xin việc của mình.

Nhiều ứng viên tìm việc theo đuổi từ hai mục tiêu trở lên đã phạm sai lầm khi chỉ chuẩn bị một đơn xin việc đa năng. Những đơn xin việc này thường bao gồm những câu mơ hồ, đại loại như “tìm kiếm một vị trí mang tính thử thách với tiềm năng phát triển và tiến bộ trong một môi trường đồng đội thân thiện”. Vấn đế của phương pháp này là cán bộ tuyển dụng có thể không biết rõ mục tiêu của bạn là gì hoặc cảm thấy bực mình vì thông tin then chốt để quyết định lại bị chôn vùi bên trong đơn xin việc.

Giải pháp: Nếu bạn có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp, chiến lược tốt nhất là viết nhiều đơn xin việc khác nhau nhắm đến những mục tiêu khác nhau.

Tại sao tôi nên làm như thế? Những đơn xin việc hiệu quả nhất luôn nhắm đến mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Cán bộ tuyển dụng rất bận rộn và thường phải xử lý hàng trăm đơn xin việc gửi đến. Họ có một vị trí bỏ trống và đang tìm kiếm một ứng viên đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Các đơn xin việc tỏ ra có thể giải quyết vấn đề của họ sẽ được chú ý kỹ hơn và những đơn xin việc không tập trung thì thường bị loại.

Bạn có bao giờ nhận được một lá thư khuyến mại nhưng lại không biết chắc công ty đang thật sự bán những gì? Nếu thông điệp của nhà tiếp thị không rõ ràng, chiến dịch rất có khả năng không thành công. Quy luật này cũng được áp dụng cho đơn xin việc của bạn, cũng được xem như một lá thư tiếp thị với sản phẩm là năng lực làm việc của bạn. Để gia tăng tối đa khả năng thành công chiến dịch gửi đơn xin việc của bạn, đơn xin việc cần phải nhắm đúng vào nhu cầu của nhà tuyển dụng tiềm năng.

Làm sao tôi có thể quyết định là mình cần nhiều hơn một đơn xin việc? Nếu những công việc bạn nhắm đến gần giống nhau, bạn có thể chỉ cần một đơn xin việc. Hãy nghĩ xem liệu các vị trí có liên quan mật thiết với nhau hay không, có yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm, quá trình huấn luyện hoặc cá tính giống hoặc tương tự nhau không. Nếu bạn quyết định các mục tiêu này gần giống nhau, ở đầu trang đơn xin việc hãy liệt kê danh sách các chức vụ.

Nếu các công việc bạn nhắm đến không liên quan với nhau và có những nét đặc thù riêng, có lẽ bạn sẽ thành công hơn khi viết các đơn xin việc khác nhau cho từng mục tiêu khác nhau. Một phương pháp tuyệt vời để quyết định xem bạn cần bao nhiêu đơn xin việc là tìm việc trên các trang tuyển dụng. Nhập từ khóa của chức danh công việc bạn muốn tìm và xem các nhà tuyển dụng liệt kê các chức vụ đó như thế nào. Nếu các công việc bạn cần tìm thuộc các danh sách khác nhau, như vậy bạn cần viết nhiều đơn xin việc khác nhau.

Làm sao để viết được nhiều đơn xin việc khác nhau? Bắt đầu từ mục tiêu của bạn, bởi vì phần này sẽ thay đổi tùy vào công việc bạn nhắm đến. Thách thức trong khi viết đơn xin việc của bạn là làm sao làm nổi bật kinh nghiệm và khóa huấn luyện liên quan đến mục tiêu cụ thể. Kế đến, viết phần Những năng lực nổi bật nhằm cung cấp cho người tuyển dụng hiểu rõ về đơn xin việc và gọi bạn đến phỏng vấn. Mặc dù kinh nghiệm làm việc của bạn có thể khác nhau nhưng hãy tập trung vào việc kèm theo những nguyên nhân chủ yếu lý giải tại sao bạn lại đáp ứng được yêu cầu trong phần mục tiêu liệt kê trên mỗi đơn xin việc.

Khi mô tả quá trình làm việc của mình, bạn hãy nhấn mạnh đến những kinh nghiệm và thành tích có liên quan. Giảm thiểu sự tập trung vào những công việc, kỹ năng, huấn luyện và đặc tính không liên quan đến mục tiêu đơn xin việc của bạn.

Tầm quan trọng của việc theo dõi: Nhược điểm của việc viết nhiều đơn xin việc là bạn phải lưu ý theo dõi mỗi đơn xin việc được gửi đến nơi nào. Lập một cuốn sổ ghi lại thông tin liên hệ của công ty, ngày tháng, đơn xin việc nào đã được gửi, hành động của bạn, hành động của công ty và các bước triển khai cần thiết. Việc này không chỉ giúp bạn nhớ được mình đã gửi mỗi đơn xin việc đến những đâu mà còn giúp bạn theo dõi và tổ chức được hoạt động tìm việc của mình.

Nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn đảm bảo được điều này thì việc viết đơn xin việc tùy theo mục tiêu đề ra sẽ cho khiến bạn trở thành lựa chọn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bằng việc phân phối các đơn xin việc có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ sớm giành được sự lưu tâm của nhà tuyển dụng và tăng cường cơ hội có được một buổi phỏng vấn – bước quan trọng đối với toàn bộ quá trình tìm việc.

Bạn cần giới thiệu quá trình làm việc lâu dài của mình như một thuộc tính tích cực, bằng chứng cho thấy bạn sẽ ổn định ở vị trí mới trong thời gian dài. Tuyển dụng một nhân viên mới rất tốn kém sức lực – các công ty luôn tìm cách để nhân viên lưu lại công ty được lâu – vì thế hãy thể hiện bạn là một món đầu tư xứng đáng. Nếu bạn chọn quá trình làm việc ổn định của mình là thế mạnh để tự tiếp thị, sau đây là bảy cách để đề cao đơn xin việc của bạn:

Không ngừng học hỏi: Một số nhà tuyển dụng có thể coi quá trình làm việc lâu dài của bạn cho thấy kỹ năng làm việc của bạn bị đình trệ. Hãy chứng minh họ sai lầm bằng cách không ngừng làm mới kỹ năng của mình thông qua quá trình học tập chính thức và tự học. Tham gia vào các khóa huấn luyện chuyên tu do chủ lao động tài trợ hoặc bạn tự túc học. Viết phần Phát triển khả năng chuyên môn vào đơn xin việc để liệt kê quá trình học tập không ngừng của bạn.

Bỏ đi những kỹ năng hoặc phẩm chất lỗi thời: Những kỹ năng đã lỗi thời chắc chắn được ví như loài khủng long, do vậy hãy bỏ chúng đi. Nếu bạn không thấy chắc, hãy hỏi một đồng nghiệp đáng tin cậy và nhà tuyển dụng tiềm năng để xác định xem một kỹ năng nào đấy có mơ hồ không. Bạn cũng có thể lượm lặt thông tin này từ các thông báo tìm việc; nếu có kỹ năng nào không được ghi kèm vô phần thông báo, hãy bỏ nó đi.

Liệt kê riêng biệt những vị trí khác nhau: Thăng tiến đồng nghĩa với chuyện công ty công nhận giá trị của bạn và giao cho bạn thêm nhiều trách nhiệm. Ngay cả những bước chuyển phụ cũng có thể cho thấy chủ của bạn đã công nhận tài năng của bạn. Thay vì gom tất cả các chức vụ của bạn vào chung một mục, hãy liệt kê từng vị trí với phần mô tả riêng cùng với khoảng thời gian cụ thể. Củng cố tính năng động bên trong công ty của bạn bằng những cụm từ như “được thăng tiến đến” hoặc “được Giám đốc điều hành lựa chọn để hỗ trợ thiết lập một bộ phận mới”.

Nếu bạn chỉ đảm nhận mỗi một chức vụ đó trong suốt thời gian làm việc ở chỗ cũ, hãy cho thấy bạn đã trưởng thành ở vị trí này và tạo nên sự khác biệt cho tổ chức như thế nào. Để rà soát lại bộ nhớ, bạn hãy nghĩ đến sự khác nhau trong trách nhiệm hiện bạn đang đảm đương trong công việc so với lúc bạn mới bắt đầu.

Trình bày thành tích: Mô tả quá trình làm việc của bạn không nên chỉ giới hạn trong phạm vi đơn thuần liệt kê trách nhiệm. Để được lưu tâm trong thị trường lao động cạnh tranh, đơn xin việc của bạn nên mô tả những nét nổi bật trong bảng thành tích. Nếu bạn cảm thấy ngột ngạt khi làm việc ở vị trí hiện tại, hãy tình nguyện tham gia vào một dự án nằm ngoài năng lực chuyên môn chính của bạn nhằm trải nghiệm những thách thức mới và phát triển kỹ năng mới.

Nêu bật những kinh nghiệm liên quan đến mục tiêu của bạn: Nếu bạn làm cho một công ty trong nhiều năm, bạn sẽ có cơ hội liệt kê một bảng thành tích dài. Tuy nhiên, đơn xin việc của bạn chỉ nên giới thiệu những kinh nghiệm, kỹ năng và khóa huấn luyện liên quan đến mục tiêu hiện thời. Bởi lẽ đơn xin việc là một công cụ tiếp thị hơn là tờ giới thiệu quá trình làm việc, đừng cảm thấy rằng đơn xin việc của bạn phải bao hàm tất cả mọi chi tiết trong sự nghiệp của mình. Hãy biên tập lại kinh nghiệm làm việc của mình, như thế bạn sẽ được trang bị bằng một đơn xin việc hiệu quả phù hợp với mục tiêu công việc hiện tại.

(Theo Dân Trí)


Bạn là “người kiếm việc” hay “người dò tìm việc làm”?

Dù bạn có tin hay không, vẫn có sự khác biệt giữa 2 dạng người săn tìm công việc. Bài viết này sẽ cho biết bạn thuộc về dạng nào. Hơn thế nữa, chúng sẽ giúp bạn sáng suốt hơn khi tìm kiếm thời gian và không gian làm việc thích hợp.

Nếu không chắc chắn 100% về ý muốn rời bỏ công việc, bạn nên bỏ ra chút ít thời gian để xem xét một cách thận trọng tình hình hiện tại và phân tích tất cả các lựa chọn có thể. Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn chắc chắn về sự cần thiết phải ra đi, bạn chính là người kiếm việc. Bạn nên bỏ ra một khoảng thời gian tương đối đề tìm kiếm công việc mới ở đâu đó. Nói chung, những người thuộc dạng này không thể chịu đựng tình huống hiện tại nữa, thậm chí không còn muốn làm việc trong công ty. Nỗi thất vọng, sự tức giận và sợ hãi lớn đến mức không một thay đổi nào có thể giữa chân họ lại. Họ chỉ muốn ra đi!!.

Nếu bạn là người kiếm việc, lời khuyên dành cho bạn là hãy kiên nhẫn và thận trọng. Chúng tôi thành thật khuyên bạn đừng nên tiết lộ quyết định của mình với bất kỳ ai trong công ty, đặc biệt là với người chủ. Khi ông ta biết được ý định của bạn, mọi thứ sẽ lập tức thay đổi. Bạn có thể được xem là kẻ đào tẩu hay thậm chí là kẻ phản bội!

Điều kiện làm việc của bạn sẽ xấu đi, kéo theo cuộc sống ảm đạm. Tất cả chúng tađều có những người bạn tốt để có thể kể hết mọi chuyện. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy sự thận trọng trong quá trình tìm kiếm công việc mới là vô cùng quan trọng. Sẽ dễ dàng hơn để có được công việc mới khi bạn vẫn đang làm việc. Ngoài ra, nó cũng góp phần nâng cao giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Thay vì chán nản và thất vọng, bạn hãy bắt đầu cập nhật resume, đọc các mẩu đăng tuyển, liên hệ với các công ty về nguồn nhân lực. Khi được mời phỏng vấn, bạn nên tỏ ra thành thật tuy nhiên đừng thể hiện thái quá sự bất mãn trong công việc hiện tại. Các thái độ tiêu cực sẽ phá huỷ hình tượng của bạn đấy!

Nếu bạn không chắc chắn về ý muốn rời khỏi công ty 100%, vẫn còn hy vọng cải thiện mọi việc. Bạn có thể nhận thấy tình hình hiện tại không tệ đến mức ấy, tuy nhiên bạn mong muốn được mở rộng và sẵn sàng cho các lựa chọn. Trong trường hợp này, bạn là người dò tìm việc làm.

Những người này không chắc chắn về việc nên rời bỏ công ty hay không. Có nhiều lý do khiến họ trở nên thế. Chúng có thể là cơ hội phát triển nghề nghiệp hạn hẹp, không hài lòng với người chủ, mâu thuẫn về các giá trị, thay đổi điều kiện làm việc. Nói chung, họ sẽ cân nhắc một công việc khác tốt hơn khi có cơ hội.

Những người thuộc dạng này có đầu óc rất thực tế. Họ biết được nhu cầu của các nhà tuyển dụng tiềm năng. Hiện nay do áp lực cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế, các công ty thường không muốn ký kết hợp đồng lâu dài với nhân viên. Thực tế, những người chỉ làm việc cho một công ty trong suốt đời thường hiếm khi xảy ra. Thế giới hiện đại buộc chúng ta phải sáng suốt hơn khi nhìn nhận các cơ hội bên trong cũng như bên ngoài công ty. Các cuộc nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng những người dò tìm công việc thường có sự tự tin và lòng tự trọng cao hơn. Đây chính là 2 nhân tố quan trọng để có được môi trường làm việc tốt.

Khi những hiểu biết của bạn về các nhu cầu trên thị trường lao động gia tăng, bạn sẽ nắm vững hơn các kỹ năng, kiến thức, công nghệ và nguồn lực mà các công ty tìm kiếm ở ứng viên. Chúng sẽ giúp bạn tìm đúng thông tin, cập nhật trình độ học vấn và không ngừng mở rộng kiến thức. Những người dò tìm công việc thường dạo chơi khắp mọi nơi và học hỏi những điều mới.

Sau đây là một số bí quyết giúp bạn trở thành một người dò tìm công việc hiệu quả:

- Luôn cập nhật và đánh bóng resume.

- Tìm hiểu các khuynh hướng nóng hổi trong ngành nghề của bạn cũng như các đòi hỏi mới nhất về một số kỹ năng hay kiến thức nào đó.

- Tiếp tục nâng cao trình độ học vấn: tham dự các buổi hội thảo và cập nhật năng lực học vấn.

- Tham gia vào một hiệp hội hay tổ chức nghề nghiệp liên quan.

- Đăng ký thông tin tìm việc với các trang web tuyển dụng.

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhiều người có thể giúp bạn tìm thấy các cơ hội.

Trong môi trường làm việc hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của quá trình giảm biên chế, giải thể hay tái cấu trúc. Dù muốn hay không, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ này hàng giờ, hàng ngày. Chỉ những người thật sự dũng cảm, thông minh, tự tin mới có thể đi đến thành công trong sự nghiệp và cuộc đời.

(Theo Dân Trí)

Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Kén việc - người trẻ đang “giết” dần cơ hội  
  Không chỉ là một cuộc nói chuyện...  
  Không thể mãi làm nhân viên "quèn"!  
  Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường  
  Làm sao vượt qua con "thỏ đế"?  
  Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn?  
  Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”  
  Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường  
  Lựa chọn công việc đầu đời  
  Lựa chọn đúng công việc  
  Mẹo tìm việc part-time  
  Nếu bạn không có gì để làm…  
  Ngoại ngữ: Chìa khóa vàng cho tìm việc  
  Ngồi không đúng chỗ  
  Những ảo tưởng nghề nghiệp  
  Những công việc gây trầm cảm nhất  
  Những nghề không cần kinh nghiệm  
  Những niềm tin sai lầm về thành công  
  Phía sau những nghề “lung linh”  
  Phụ nữ và những sai lầm trong sự nghiệp  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau