Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
Cân nhắc trước khi nhận việc

Nhiều bạn trẻ, vì quá mong muốn kiếm được việc làm, đã vội vã nhận lời ngay khi nhà tuyển dụng ngỏ ý mà quên cân nhắc một số yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sau này.

1. Liệu mình có được trả lương bằng những người khác ở cùng vị trí?

Nếu bạn là người không nặng về tiền bạc và thu nhập thì ít nhất cũng đừng quên tìm hiểu xem sếp ký hợp đồng công việc của mình với mức lương bao nhiêu và có ngang bằng với những nhân viên hiện đang ở vị trí đó không? Vì bạn là “lính mới”, cần phải được thử thách về hiệu quả công việc nên mức lương của bạn có thể thấp hơn họ một chút, nhưng sẽ không ổn nếu nhà tuyển dụng trả bạn quá thấp so mới mức lương trung bình trên thị trường. Nên nhớ rằng mức lương là thước đo giá trị của bạn trong công việc.

2. Mình có gặp được một lãnh đạo tài ba? Liệu mình có thể tạo dựng mối quan hệ tốt với ông/bà ấy không?

Câu trả lời là không cần thiết. Hãy cứ cư xử đúng mực và chân thành, nhiệt tình trong công việc. Như thế là bạn đã tạo được thiện cảm với sếp rồi. Và tất nhiên, người đó tối thiểu phải có đủ tố chất của một nhà lãnh đạo và đủ để bạn gửi gắm niềm tin và cống hiến công sức, tài năng và trí tuệ của mình.

3. Bạn biết gì về những đồng nghiệp sắp tới?

Có thể bạn chưa có cơ hội để tìm hiểu những đồng nghiệp trong công ty. Nhưng thông qua những cuộc phỏng vấn tuyển dụng, bạn có thể tinh ý quan sát xem họ có thân thiện không, có vui vẻ với công việc không? Biết đâu sự quan sát tinh tế đó sẽ giúp bạn đi đến quyết định làm việc hay không làm việc cho công ty đó. Vì nếu bạn vào làm việc trong một môi trường “rệu rã” và nhân viên nào cũng đang nung nấu ý định “ra đi” và sẵn sàng “tẩy chay” lính mới thì bạn cũng cần phải xem xét lại.

4. Liệu mình có thoải mái với môi trường làm việc mới?

Một số công ty áp dụng những kỷ luật rất nghiêm khắc về giờ giấc, tác phong và giao tiếp…Trong khi đó một số cơ quan khác thì ngược lại. Lại có những công ty bắt nhân viên phải thực hiện những quy định hết sức “dở hơi”, chẳng hạn như phải tham gia đội cầu lông vào ngày nghỉ cuối tuần, phải đến cơ quan trước giờ làm hàng tiếng... Nếu bạn cân nhắc thấy mình có thể phù hợp với áp lực công việc cùng với những quy định bắt buộc của công ty thì hãy nhận lời vào làm việc tại đó. Còn nếu bạn thấy nhiều điều khiến bạn phải do dự, đắn đo thì tốt nhất là hãy tìm cơ hội khác.

5. Vị trí công việc có phù hợp với bạn?

Bạn là người có năng lực, có kiến thức, nhưng sức khoẻ của bạn không được tốt. Trong khi vị trí công việc lại phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại hay những thí nghiệm nguy hiểm. Hãy cân nhắc thêm trước khi đồng ý nhận lời nhà tuyển dụng kẻo lại bỏ cuộc giữa chừng đấy.

6. Địa điểm làm việc có quá xa chỗ ở của bạn?

Bạn sẽ chẳng thấy mệt nếu phóng xe máy hai tiếng đồng hồ vài lần để dự buổi phỏng vấn với mong muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nhưng nếu công việc đó cứ lặp lại hàng ngày thì lại phải xem lại: Liệu sức khoẻ của mình có đảm bảo, và thời gian có cho phép mình kịp giờ làm? Nếu công ty không sắp xếp được chỗ ở cho bạn hoặc bạn không thể ở lại công ty thì tốt nhất là nên tìm cơ hội khác.

(Theo Dân trí)
Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp  
  Kén việc - người trẻ đang “giết” dần cơ hội  
  Không chỉ là một cuộc nói chuyện...  
  Không thể mãi làm nhân viên "quèn"!  
  Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường  
  Làm sao vượt qua con "thỏ đế"?  
  Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn?  
  Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”  
  Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường  
  Lựa chọn công việc đầu đời  
  Lựa chọn đúng công việc  
  Mẹo tìm việc part-time  
  Nếu bạn không có gì để làm…  
  Ngoại ngữ: Chìa khóa vàng cho tìm việc  
  Ngồi không đúng chỗ  
  Những ảo tưởng nghề nghiệp  
  Những công việc gây trầm cảm nhất  
  Những nghề không cần kinh nghiệm  
  Những niềm tin sai lầm về thành công  
  Phía sau những nghề “lung linh”  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau