Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
CV của bạn “có vấn đề”?

Bạn đã gửi hồ sơ đi các nơi, chuẩn bị trang phục đi phỏng vấn, đã nghiên cứu kỹ các câu hỏi quen thuộc, đã viết sẵn thư xin thôi việc ở công ty hiện tại. Nhưng bạn không nhận được lời mời phỏng vấn nào. Rất có thể CV của bạn “có vấn đề”.

Bạn cần ghi nhớ rằng một CV hoàn hảo phải thể hiện được 3 yếu tố: Cô đọng, rõ ràng và trôi chảy. CV của bạn được coi là thành công nếu nó giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn sau khi đọc CV mà không cần phải tìm hiểu các thông tin phụ khác.

Để đạt được điều đó, CV của bạn phải tránh 9 vấn đề sau đây:

Vấn đề số 1: Quá khó đọc

Giải pháp: Để tạo thuận lợi cho nhà tuyển dụng khi đọc CV, bạn hãy sử dụng các font chữ phổ biến, mang tính chính thống như Times New Roman. Thêm nữa, bạn cần tạo được sự phân biệt rõ ràng giữa các đề mục như Kinh nghiệm, Thành tích, Sở thích… bằng cách để chữ đậm, viết in hoa hoặc dùng cỡ chữ lớn. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ dễ tìm kiếm và tập trung vào từng mục. Ngoài ra, bạn cố gắng làm ngắn gọn các đoạn, cách dòng cách lề tạo sự thông thoáng giữa các phần.

Vấn đề số 2: Không thể hiện rõ được các thành tích của bạn

Giải pháp: Bạn đã làm tăng doanh thu cho công ty trong công việc gần đây. Nhưng hàng chục ứng viên khác cũng làm được như thế. Vậy có cách nào để tạo sự khác biệt? Hãy đưa ra các con số cụ thể, chẳng hạn như 9% hoặc 100.000 USD. Điều đó không chỉ giúp làm rõ ràng các thành tích của bạn mà còn gây được sự chú ý và ghi nhớ với nhà tuyển dụng.

Vấn đề số 3: Sắp xếp thiếu khoa học

Giải pháp: Có rất nhiều cấu trúc CV để bạn lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bạn. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, có ít kinh nghiệm, bạn có thể sử dụng cấu trúc CV ở dạng chức năng thay vì ở dạng theo thời gian. Cách viết này giúp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng tới các kỹ năng của bạn và nhờ đó khỏa lấp được yếu tố thiếu kinh nghiệm của bạn.

Vấn đề số 4: Thiếu thông tin cơ bản

Giải pháp: Dù bạn tự tin đến mức nào với khả năng viết CV của mình, hãy luôn dành thời gian kiểm tra lại CV vài ba lần. Rất có thể vì quá tập trung vào việc định dạng văn bản hoặc lời văn mà bạn quên mất việc cung cấp các thông tin cơ bản về bạn như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại… Làm sao nhà tuyển dụng có thể gọi lại cho bạn nếu như họ không có các thông tin đó?

Vấn đề số 5: Bạn đánh giá bản thân quá thấp

Giải pháp: Bạn nghĩ rằng mình còn quá ít kinh nghiệm hoặc thiếu bằng cấp, nhưng rất có thể bạn có nhiều hơn thế. Lấy ví dụ như hoạt động tình nguyện mà bạn đã tham gia. Bạn nghĩ rằng nó không có mấy ý nghĩa vì bạn không được trả lương và hoạt động đó cũng không liên quan gì đến lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Thực chất bạn đã làm việc và thể hiện rằng bạn gắn bó với cộng đồng. Nhà tuyển dụng tin rằng bạn có khả năng hòa nhập với đám đông và khéo léo trong giao tiếp. Ngoài ra, hãy liệt kê các phần thưởng mà bạn đã được nhận.

Vấn đề số 6: Khoảng trống giữa các công việc

Giải pháp: Sẽ có những khoảng thời gian bạn không làm việc. Hãy nói về những gì bạn đã làm trong những khoảng thời gian đó. Nếu bạn dành thời gian cho gia đình, bị ốm dài ngày hoặc đi du lịch, hãy nhắc đến nó trong CV để tránh việc nhà tuyển dụng băn khoăn rằng bạn không đi làm vì đã “gặp rắc rối”.

Vấn đề số 7: Lỗi đánh máy

Giải pháp: Bạn nên lưu ý, khi CV của bạn không có lỗi gì, bạn có thể không được thêm điểm, nhưng nếu CV của bạn có bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào dù nhỏ nhất, bạn đã đánh mất rất nhiều điểm. Vì vậy cần phải luôn rà soát lại toàn bộ CV trong từng đoạn, từng dòng để đảm bảo bạn luôn viết đúng, viết đủ và đặt các dấu câu hợp lý.

Vấn đề số 8: Đề cập đến những vấn đề không liên quan

Giải pháp: CV của bạn cần phải cung cấp được một cách tối đa các thông tin về bạn. Những biệt ngữ và các câu sáo rỗng, rập khuôn chẳng nói lên được điều gì. Hãy tự cân nhắc xem mỗi câu có đưa ra được thông tin mới về bạn hay không. CV cần phải ngắn gọn, vì vậy hãy tận dụng từng chữ.

Vấn đề số 9: “Thổi phồng”

Giải pháp: Tránh “bơm” hay tệ hơn là bịa đặt về các thành tích và trách nhiệm của bạn trong các công việc trước đây. Các nhà tuyển dụng có đủ kinh nghiệm và sự nhạy bén để biết bạn đang nói thực hay chỉ là khoác lác. Chắc chắn họ sẽ không chọn lựa một người nói dối ngay cả khi chưa đặt chân vào công ty.

Giaitri24.vn(Theo Dân Trí)

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  CV nói gì về bạn?  
  Dễ dàng vượt qua bài test đánh giá  
  Gặp nhà tuyển dụng, cần tránh điều gì?  
  Không chỉ là một cuộc nói chuyện...  
  Kinh nghiệm chưa phải là tất cả  
  Kỹ năng tìm việc của bạn đã đủ “sắc bén”?  
  Làm quen với các kiểu phỏng vấn  
  Một mẫu thư xin việc tham khảo  
  Nắm bắt những đòi hỏi của nhà tuyển dụng  
  Nếu biết cảm ơn sẽ có việc làm  
  Nhặt “sạn” trong quá trình tìm việc  
  Những từ nên tránh trong bản CV  
  Những điều nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn  
  Những pha ứng xử tệ hại trong phỏng vấn!  
  Phỏng vấn - có thực sự đáng sợ?  
  Phỏng vấn xin việc: Tạo sự khác thường có phải là cách hay?  
  Phỏng vấn đẳng cấp “pờ rồ”  
  Sự khác nhau giữa CV và nhật ký công việc  
  Top 9 kiểu bốc phét trong CV  
  Trì hoãn buổi phỏng vấn  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau