Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
“Sao mình cứ mãi thất nghiệp?”

Bạn nói quá nhanh. Bạn không giao tiếp bằng mắt. Bạn đặt quá nhiều câu hỏi. Bạn dùng nước hoa quá đậm. Bạn đi phỏng vấn trễ… Và còn nhiều sai lầm khác lý giải tại sao bạn cứ thất nghiệp dài dài.

“Nổ súng” trước khi ngắm

Đừng lãng phí thời gian gửi thư xin việc trước khi bạn xác định được công việc lý tưởng của mình. Khi bạn theo đuổi những công việc mà bạn không đủ năng lực để làm, bạn sẽ dễ bị loại hơn. Hãy dành thời gian để chuẩn bị cho quá trình tìm việc, đặt ra đích đến cụ thể và theo đuổi sự nghiệp với đích đến đó.

Diễn trong video xin việc

Trừ khi bạn đang tìm kiếm vai diễn trong vở kịch sắp tới, bạn không nên thể hiện khả năng diễn của mình trước nhà tuyển dụng. Họ sẽ không hứng thú với những ứng viên biết “biến hóa khôn lường”. Hãy xác định sự phù hợp của video xin việc với vị trí bạn muốn ứng tuyển trước khi nhấn nút Send.

Cuộc đời bạn như một cuốn sách mở

Mọi thú vui, thói quen hàng ngày của bạn đều được “trưng” ra hết trước nhà tuyển dụng. Đó là điều cần tránh bởi có thể những thói quen này không phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các trang web cá nhân hoặc blog, tốt nhất là bạn không đăng những hình ảnh mà nếu nhà tuyển dụng tình cờ xem qua, họ sẽ có ấn tượng không tốt về bạn.

Ứng tuyển cho vui

Đó là lỗi khá phổ biến ở nhiều ứng viên trẻ, đặc biệt là với các bạn mới ra trường. Tâm lý vội vàng hoặc suy nghĩ đơn giản khiến các bạn gửi hồ sơ một cách tràn lan, thiếu cân nhắc. Hãy ứng tuyển các vị trí và công ty mà bạn thực sự quan tâm. Hãy đặt bạn vào vị trí của một vận động viên đi tìm huy chương ở Olympic.

Thiếu chuyên nghiệp

Hồ sơ của bạn có thể rất hấp dẫn với nhiều thành tích. Thư xin việc của bạn có thể rất tha thiết. Nhưng nếu email của bạn là girl_bong_dem@yahoo.com hoặc likes2party@aol.com, nhà tuyển dụng sẵn sàng cho hồ sơ của bạn vào thùng rác.

Quên nói lời cảm ơn

Luôn nhớ gửi một lá thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng để từ đó tạo cơ hội gây ấn tượng với họ bằng cách đề cập đến điều gì đó mà bạn và họ đã thảo luận trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, hãy đối xử với thư cảm ơn như với CV và thư xin việc của bạn. Chỉ một lỗi ngớ ngẩn cũng có thể phá hỏng mọi thứ mà bạn đã làm được.

Không biết đặt những câu hỏi hay

Không đặt ra những câu hỏi mở cho thấy bạn không thực sự quan tâm về công ty hoặc vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Vì vậy, hãy mạnh dạn hỏi nhà tuyển dụng những câu như, “Điều gì ở vị trí này khiến người đảm nhận trở nên thành công?”, “Ông thấy vị trí này sẽ phát triển như thế nào?” hoặc “Ông thấy tôi phù hợp với công việc này như thế nào?”

(Theo Dân Trí)

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  “Sơ yếu lý lịch từ địa ngục”  
  “Đi phỏng vấn - Ai lại thế!”  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau