Biến công việc trở thành nghề nghiệp
Công việc gây đau khổ?

Sự không thỏa mãn trong công việc rất phổ biến và thường xuyên xảy ra trong công sở. Patrick Lencioni đã giúp chúng ta tìm hiểu nguyên nhân của sự đau khổ này trong cuốn sách “The three signs of a miserable job”.

Ba dấu hiệu của một công việc đau khổ

1. Nặc danh: Nhân viên cảm thấy như “kẻ nặc danh” khi ít được sếp chú ý đến.

2. Không thích hợp: Điều này xảy ra khi nhân viên thấy họ làm việc không hiệu quả. Một thực tế, ai cũng cần được biết công việc của họ làm đem lại kết quả cho ai đó - khách hàng, đồng nghiệp, thậm chí cả người quản lý theo cách này hay cách khác.

3. Không tính toán: Đó là khả năng họ không xác định được thành công của bản thân hay đóng góp của họ. Và kết quả là họ thường phụ thuộc vào ý kiến của người khác, thường là sếp để đánh giá thành công của mình.


Ba cách để “cứu khổ”

1. Đánh giá sếp: Sếp của bạn có sẵn sàng và có khả năng giải quyết những vấn đề trên? Hầu hết các sếp không muốn cải thiện tình hình vì họ không có hứng thú hoặc quá bận rộn.

2. Giúp sếp hiểu cái bạn cần: Điều này có nghĩa là bàn bạc lại với sếp xemnhân tố đánh giá sự thành công của bạn là gì. Bạn cũng có thể hỏi sếp: “Tại sao công việc này tôi làm lại có sự khác biệt với những người khác?”.

3. Hành động nhiều hơn sếp muốn: Những nhân viên quan tâm nhiều tới cuộc sống của sếp thường hành động như người mà sếp tìm kiếm. Hoặc hãy tìm cách để làm sếp hiểu hành động của họ đã tạp sự khác biệt tích cực đến bạn ra sao.

Hãy thực tế

Richard Phillips, người thành lập Career Advantage Solutions, đồng ý rằng điều chỉnh cách quản lý của sếp là một cách hiệu quả để cải thiện sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo những nhân viên nên thực tế với những mong chờ của mình.

“Nhà quản lý không phải là người đọc được suy nghĩ của người khác và cơ hội đến hay không phụ thuộc vào cách giao tiếp của bạn”, ông nói thêm.

Kỹ năng cần có nơi công sở

Bạn cảm thấy hình như các đồng nghiệp khác của mình thăng tiến nhanh hơn hay dành được nhiều quan tâm hơn? Vậy thì đã đến lúc cần tìm hiểu xem họ có những kỹ năng gì mà bạn chưa biết.

Đúng là trong môi trường việc làm hiện nay, bằng cấp và chứng chỉ là rất cần thiết song có một số những kỹ năng mềm quan trọng mà để thành công trong môi trường công sở bạn không thể không biết tới.

Dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm

Trót làm đổ nước ngọt lên ghế ở phòng khách? Làm hỏng bản báo cáo công việc? Quên không tắt máy lạnh sau khi về cuối cùng trong ngày làm việc hôm trước?.v.v. Trong trường hợp này bạn cũng muốn được nói lời thanh minh cho những sơ suất của mình rút ra được kinh nghiệm quý báu từ những điều đó, tốt nhất bạn hãy dũng cảm thừa nhận những lỗi lầm không thể xoá bỏ được.

"Những lúc đó tôi cảm thấy thật bất công và ghê tởm song tôi hiểu mọi việc với mình sẽ còn tồi tệ hơn nếu sếp của tôi sẽ có phản ứng dữ dội với những sai lầm đó. Điều này thể hiện mức độ trưởng thành trong công việc của bạn và khắc nghiệt hơn khi cách duy nhất để phát triển kỹ năng này chính là bạn hãy mắc một lỗi lầm đầu tiên". Dũng cảm thừa nhận sai lầm, bạn sẽ được tôn trọng và giảm thiểu stress trong môi trường công sở.

Đừng đánh giá thấp những điều nhỏ nhặt

Có thể bạn cho rằng những công việc vặt vãnh chỉ thích hợp với những sinh viên thực tập song nếu chỉ vì bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý thì cũng không có nghĩa bạn sẽ "thoát ly" triệt để với những thao tác đơn giản kiểu như cắt, dán hay pha một tách cà phê:"Đừng bao giờ phàn nàn vì phải làm những công việc văn phòng mà bạn cho rằng chúng dưới tầm của bạn, ngay cả các tổng giám đốc cấp cao đôi khi cũng phải tự phô tô lấy tài liệu cho mình đấy thôi".

Bạn cảm thấy chán nản rồi ư? "Đừng bao giờ tỏ ra nóng nảy. Có thể bạn đã tỏ ra lịch thiệp 99 lần trong 100 lần rồi thì dù chỉ một lần "bốc hoả", bạn sẽ đánh mất toàn bộ "thành tích" đã dày công vun đắp đó. Hãy cố hết sức để dấu đi những cơn điên đầu của bạn bởi sảy chân còn đỡ được chứ sảy miệng thì thật khó mà sửa chữa sai lầm".

Không chuyện gẫu nơi công sở

Tán gẫu về những câu chuyện vô bổ sẽ là một đề tài thú vị vô hại song sẽ là một việc hoàn toàn khác nếu bạn xì xào với nhau về mối quan hệ của sếp với một cô nhân viên mới nào đó. Một nhà báo cao cấp của Candlewick Press cho rằng:"Buôn dưa lê không những là cách thể hiện bản thân thiếu chuyên nghiệp nhất mà thêm nữa, bạn sẽ không bao giờ biết được ai sẽ là người nghe câu chuyện của bạn. Mối quan hệ trong công sở rất hẹp và thiện chí của người khác dành cho bạn cũng có thể thay đổi rất mau".

Biết cách làm nổi bật mình trong công việc

Ngay cả những thành tích nhỏ nhất cũng sẽ được tính đến, song người lãnh đạo sẽ không thể biết hết khả năng của bạn trừ khi bạn thể hiện chúng thành lời. "Bạn có thể gửi cho sếp của mình những ý tưởng qua mail hoặc gặp riêng trao đổi, hãy nhớ trong khi thu hút sự chú ý của sếp với những thành công của mình, bạn đừng quên tôn vinh các đóng góp của đồng nghiệp khác".

Để "toả sáng" hơn nữa sau giờ làm việc, nên tận dụng tính năng thông báo thời gian gửi đi của email. Bạn có thể đề xuất những giải pháp hoặc yêu cầu được gặp sếp qua một mail được gửi từ nhà: "Sếp của bạn sẽ chẳng cần biết rằng có thể ý tưởng đó bạn đã nghĩ ra từ 6 giờ trước đó khi bạn đang làm việc mà ông ấy chỉ quan tâm tới chuyện, bạn đã gửi bức email đó từ nhà, trong thời gian nghỉ ngơi của bạn".

Cẩn trọng trong các mối quan hệ giao tế cùng đồng nghiệp ngoài giờ làm

Khi làm việc theo giờ hành chính, phần lớn thời gian của bạn dành cho công ty và những người đồng nghiệp ở đó. Do vậy, việc bạn gây dựng tình bạn với những người có chung quan điểm là điều dễ hiểu, cũng rất tự nhiên thôi khi đôi lúc bạn muốn đi chơi cùng với những người bạn đo ngoài giờ làm việc: "Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là thăng tiến, trong suy nghĩ của bạn cần phải vạch sẵn một ranh giới thân mật giữa mình và những người có thể sau này bạn sẽ là cấp trên của họ". Ngay cả khi sếp mời bạn tham gia một sự kiện vui vẻ nào đó thì cũng không nên quá cợt nhả: "Các hành vi ngoài công sở của bạn cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những mối quan hệ của bạn tại công ty", vì vậy bạn cần thật cẩn trọng khi hành xử.

(Theo Đàn Ông)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  Dịch vụ khách hàng hoàn hảo  
  Giữ "lửa" đam mê công việc  
  Hãy tìm đến “Trung tâm dễ chịu” của khách hàng  
  Hiểu ý sếp  
  Khi bạn mắc lỗi trong công việc  
  Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng  
  Làm gì để có đồng nghiệp tốt?  
  LÀM GÌ ĐỂ THOÁT KHỎI ÁP LỰC CÔNG VIỆC?  
  Làm việc cùng “con ông cháu cha”  
  Mới ra trường, làm sao để hòa nhập với công việc?  
  Ngày đầu tại cơ quan mới, nên làm gì?  
  Nghệ thuật quyết đoán  
  Nghệ thuật tiếp thị hình ảnh nơi công sở  
  Ngồi lê đôi mách, rào cản của sự thăng tiến  
  Những thói quen xấu trong công việc  
  Nỗ lực tuyển chọn, nỗ lực “hành”!  
  Sự khác nhau giữa bạn và sếp  
  Thành công do đâu?  
  Thoát áp lực công việc, thấy ý nghĩa cuộc đời  
  Thông tin - tài sản của người kinh doanh  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau