Dành cho nhà tuyển dụng
Theo sếp, thế nào là một nhân viên có năng lực?

Bạn muốn được sếp đánh giá cao, hãy hiểu suy nghĩ và tâm lý của sếp, từ đó có những hành vi, thái độ phù hợp.

Đừng hỏi những câu hỏi bạn có thể trả lời.

“Tôi nhận được hàng trăm câu hỏi mỗi ngày và phần lớn trong số đó, các nhân viên có thể tự trả lời. Họ có vẻ lười suy nghĩ”.

Đúng vậy, không sếp nào đánh giá cao nhân viên qua những hành động như vậy. Họ cần những nhân viên biết làm việc độc lập nên nếu bạn định thắc mắc vấn đề gì với sếp, trước tiên hãy tự tìm hiểu kỹ. Bạn là người biết rõ về công việc của bạn hơn ai hết nên hãy nghĩ thông suốt mọi vấn đề trước khi thắc mắc với sếp.

Đừng yêu cầu sếp tìm giải pháp cho vấn đề của bạn

“Tôi cảm thấy bị làm phiền khi mọi người cứ đem những rắc rối của họ đến đề nghị tôi tìm giải pháp”

Đừng vội tìm đến sếp bạn để nhờ sự giúp đỡ nếu bạn không dùng tối thiểu 10 phút suy nghĩ cho vấn đề đó. Hãy tìm ra những khả năng có thể. Bạn có thể tạo ấn tượng với sếp nếu bạn đến gặp sếp với một vấn đề mà bạn đã có vài giải pháp thực hiện và bạn chỉ cần sếp nhận xét về những giải pháp đó.

Cần nhận khuyết điểm khi mắc lỗi

“Tôi đánh giá cao khi các nhân viên biết nhận trách nhiệm khi họ mắc lỗi”

Đó là đức tính trung thực mà trong môi trường nào cũng cần. Nếu bạn đã làm sai việc gì bạn nên thắng thắn với mọi người như: “Tôi nghĩ dự án này nên được làm tốt hơn. Lần tới tôi sẽ rút ra những kinh nghiệm và đem lại kết quả cao hơn.” hay “Tôi đã nên cố gắng làm tốt công việc này hơn”.

Trong mắt sếp lúc này, bạn thực sự nổi bật hơn hẳn những nhân viên khác và sếp quan tâm đến điều bạn học được qua mỗi công việc chứ không phải những điều bạn đã làm sai.

Biết kiểm soát cảm xúc

“Những nhân viên nóng tính thường gây nhiều rắc rối”

Đó thực sự là điều khó khăn không chỉ trong công việc mà trong cả cuộc sống nhưng bạn phải rèn luyện thành thói quen. Không được để sự tức giận ảnh hưởng đến công việc hay mối quan hệ đồng nghiệp. Trong những trường hợp bạn đang tức giận, nên tránh gửi hay trả lời bất cứ thư từ nào. Lúc này cảm xúc lẫn lộn bạn sẽ có thể làm mất lòng ai đó hay hỏng công việc gì.

Hãy làm nhiều hơn cả yêu cầu

“Tôi không thích những nhân viên khi được giao một công việc gì ngoài tính chất công việc của họ thì họ sẽ nói rằng đấy không phải công việc của họ. Họ nên biết tất cả chúng tôi đều phải làm mọi việc được yêu cầu”.

Nếu bạn chỉ chăm chăm vào công việc của bạn, chưa bao giờ thử với những thách thức mới làm sao bạn có được sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Ví dụ, nếu được yêu cầu làm một dự án chung với sếp, đó sẽ là cơ hội cho bạn học hỏi phong cách làm việc và học hỏi tinh thần làm việc đồng đội là như thế nào.

Không nên nói dối sếp

“Khi nhân viên nào đó gửi thư cho tôi nói rằng họ bị ốm đến nỗi không thể đi làm hôm nay, tôi biết họ đang nói dối”.

Bạn không hiểu tại sao sếp lại biết được điều đó? Việc bạn gửi thư cho sếp để thông báo việc bạn ốm nặng đến nỗi không đi làm được là dấu hiệu chắc chắn nhất chứng tỏ rằng bạn đang nói dối. Lần sau bạn nên gọi điện trực tiếp cho sếp, sếp sẽ hiểu tình cảnh của bạn khi nói chuyện trực tiếp như vậy.

Dám đưa ra những ý tưởng mới

“Tôi rất thích những nhân viên dám nói ra những ý tưởng của họ và đề nghị được thực hiện”.

Thật vô ích nếu bạn chỉ gửi cho sếp một danh sách những ý tưởng thực hiện dự án mới hay cải thiện môi trường làm việc nếu bạn không đứng ra xin thực hiện chúng. Sếp sẽ không chỉ ngưỡng mộ đầu óc sáng tạo của bạn mà còn vì bạn là người đứng ra thực hiện chúng.

(Theo Dân Trí)

Dành cho nhà tuyển dụng
  Thương hiệu là lời hứa  
  Titanic và những bài học về nghệ thuật lãnh đạo  
  Vận dụng sức mạnh trí tuệ tập thể, tại sao không?  
  Với nhân viên quá tự tin  
  Xây dựng một nhóm ăn ý  
  Ý tưởng - tài sản vô giá!  
  Để quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn  
  “Các nhân viên có tin tưởng tôi không?”  
  “Trị” cấp dưới khó bảo  
Trang 2/2 : Trang trước  1 - 2