Dành cho nhà tuyển dụng
4 điều quan trọng trong cạnh tranh

Quan hệ giữa các doanh nghiệp, giữa các thương gia với nhau là quan hệ cạnh tranh, quan hệ bạn hàng, đôi bên vừa đối lập nhau lại vừa dựa vào nhau để tồn tại.

Có đối thủ mới có thể tìm được động lực phát triển cho mình, có đối thủ mới có thể đảm bảo tự đề cao mình. Nhưng cũng có một số thương gia lại muốn làm ăn độc lập, một mình chiếm lĩnh thị trường, luôn muốn hạ gục và loại trừ đối thủ cạnh tranh, làm như vậy là vô cùng nguy hiểm.

Trong cạnh tranh, đôi bên cạnh tranh thuộc về phạm trù xã hội, để bảo vệ lợi ích của bản thân và lợi ích của xã hội cần phải duy trì môi trường cạnh tranh thường xuyên, cùng bắt tay hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Do vậy, khi cạnh tranh với đối thủ cần phải chú ý đến những điểm sau:

1. Đặt ra giá cả hợp lý, không chạy đua về giá cả với đối thủ, làm như vậy vừa phá vỡ môi trường cạnh tranh vừa dễ dẫn đến đôi bên cùng thất bại.

2. Nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là cách tốt nhất để cạnh tranh với đối thủ, chỉ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm mới có thể giữ được chữ tín với khách hàng, duy trì được sự tồn tại của mình.

3. Tiến hành tuyên truyền hợp lý. Không nên tự đề cao mình bằng cách hạ thấp đối thủ trong quảng cáo, làm như vậy không những bị phản ứng lại theo cách "ăn miếng trả miếng" mà sẽ hạ thấp uy tín sản phẩm của mình đối với khách hàng.

4. Cần phải quang minh chính đại, cạnh tranh lành mạnh, không nên có những hành động chơi xấu đối phương. Làm như vậy vừa phí sức vừa làm tổn hại hình tượng của chính mình.

Tóm lại, duy trì môi trường cạnh tranh chung giữa đôi bên là cách làm có lợi cho cả hai bên.

(theo Dân trí)

Dành cho nhà tuyển dụng
  5 bí mật về lương  
  7 sai lầm “chết người” trong lãnh đạo  
  9 lý do nhân viên tồi không bị sa thải  
  Bí kíp để kiếm bộn tiền  
  Công nghệ khiến nhân viên stress nhiều hơn  
  Công việc lý tưởng  
  Giữ người muốn ra đi  
  Hội chứng quản lý Spaghetti  
  Khách hàng chưa phải là thượng đế (Phan Linh Anh)  
  Làm gì để thu hút và giữ chân các tài năng?  
  Làm thế nào để nhân viên hạnh phúc  
  Lời khuyên của chuyên gia "săn đầu người"  
  Nghệ thuật phê bình nhân viên  
  Nhà tuyển dụng nghĩ khi đọc hồ sơ của bạn?  
  Những câu hỏi về cách cư xử  
  Những kiểu thực tập sinh được công ty chú ý  
  Những thói quen sếp ghét  
  Phỏng vấn chỉ là bước khởi đầu  
  Quy trình tuyển dụng tại các công ty nước ngoài  
  Suy nghĩ lại về nghề nhân sự  
Trang 1/2 : 1 - 2  Trang sau