Kiến thức kinh doanh
Thử trắc nghiệm nếu có tham vọng làm doanh nhân
 

Bạn có nên tham gia vào hàng triệu người mỗi năm những người quyết tâm hành động và bắt đầu việc mạo hiểm đầu tiên của họ? Tôi đã học hỏi được nhiều điều trong những năm làm một doanh nhân - và giờ đây là một giáo sư về kinh doanh - rằng có những mức độ, cấp bậc "phù hợp" cho tất cả mọi người có tiềm năng trở thành một doanh nhân. Có những động lực nội lực mạnh mẽ bắt buộc thôi thúc thúc đẩy mọi người phải tạo ra công việc kinh doanh của riêng họ.

Tôi đã phát triển một bài kiểm tra có tên Isenberg Entrepreneur Test dài hai phút dưới đây để giúp bạn tìm ra câu trả lời. Chỉ trả lời là có hoặc không. Hãy thành thật với bản thân bạn, hãy nhớ rằng: lời nói dối tệ hại nhất chính là những lời tự dối bản thân.

- Tôi không thích bị bảo phải làm gì bởi những người kém năng lực hơn tôi.
- Tôi thích tự thử thách bản thân.
- Tôi thích chiến thắng.
- Tôi thích làm chủ bản thân mình.
- Tôi luôn tìm kiếm các cách thức mới và tốt hơn để làm mọi việc.
- Tôi thích kiểm nghiệm trải nghiệm mang tính tập quán.
- Tôi thích tập hợp mọi người để thực hiện được mọi việc.
- Mọi người thường thích thú với ý kiến của tôi.
- Tôi hiếm khi cảm thấy hài lòng hoặc thỏa mãn.
- Tôi không thể chỉ ngồi yên.
- Tôi có thể thường tự tìm ra cách ứng phó, thoát ra khỏi một tình huống khó khăn.
- Tôi thà thất bại với những cái gì của mình còn hơn thành công với những cái của người khác.
- Bất cứ khi nào có vấn đề gì tôi luôn sẵn sàng lao vào.
- Tôi nghĩ ai cũng có thể học hỏi những mánh lới mới, thậm chí tạo ra những mánh lới mới.
- Các thành viên trong gia đình tôi điều hành công việc kinh doanh riêng của họ.
- Tôi có bạn bè cũng điều hành công việc kinh doanh của riêng họ
- Tôi làm việc sau giờ học và trong suốt các kỳ nghỉ khi tôi trưởng thành.
- Tôi luôn xông xáo trong việc kinh doanh, buôn bán mọi thứ.
- Tôi luôn cảm thấy phấn khởi bởi thành công đạt được
- Tôi đáng lẽ đã có thể viết được một bài kiểm tra tốt hơn bài kiểm tra của Isenberg (và dưới đây là những điều tôi sẽ thay đổi...)

Nếu câu trả lời của bạn là "có" cho ít nhất 17 câu hỏi trên, hãy xem lại bảng lương của bạn (nếu bạn đủ may mắn để vẫn còn một cái). Nếu công ty đưa ra bảng lương đó không phải do bạn làm chủ, đã đến lúc thực hiện một số nghiên cứu quan trọng: Bạn có món nợ nào phải trả không? Con cái đang học đại học? Tiền trợ cấp cho vợ (sau khi đã ly hôn)? Muốn làm mọi việc dễ dàng hơn? Bạn có tiền trong ngân hàng và có vài thẻ tín dụng hay không? Bạn có vợ, chồng, đối tác, bạn bè hay con cái luôn sẵn sàng cổ vũ bạn không?

Nếu có hãy bắt đầu nghĩ đến loại hình kinh doanh bạn muốn thành lập. Cho dù bạn bao nhiêu tuổi cũng không quan trọng: các nghiên cứu của tổ chức Kauffman Foundation cho thấy ngày càng có nhiều người trên 50 tuổi thành lập công việc kinh doanh của riêng họ. Nói chuyện với những người quyết tâm hành động kinh doanh, hãy học cách làm thế nào để lập kế hoạch và đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ, cân nhắc việc mua lại một công ty nhỏ, nói chuyện với những người bạn thích làm việc cùng và nói chuyện với khách hàng.

Nếu là "Tôi thích mạo hiểm" thì không có trong danh sách những người nên trở thành doanh nhân. Mọi người không chọn làm một doanh nhân bằng việc lựa chọn một lối sống mang tính mạo hiểm hơn. Thay vào đó những việc họ làm là nhận định lại mức lương so với việc lựa chọn trở thành một doanh nhân như giữa hai loại mạo hiểm khác nhau: những điều họ không thích về một công việc ổn định - ví dụ như sự nhàm chán, làm việc với một ông chủ tồi, thiếu tự quyền, thiếu kiểm soát công việc riêng mình và có thể bị sa thải - và với những điều họ lo sợ về việc trở thành một doanh nhân - ví dụ như khả năng thất bại, sự bấp bênh về tài chính, sự ân hận, tiếc nuối và thua lỗ tiền đầu tư.

Cuối cùng, những người hướng tới việc trở thành doanh nhân tin rằng khả năng của chính họ (như tài lãnh đạo, sự tháo vát, sự gan dạ, sự chăm chỉ) hoặc tài sản của họ (ví như tiền, sở hữu trí tuệ, thông tin và sự tiếp cận với khách hàng) có thể giảm thiểu được rủi ro của việc kinh doanh. Mạo hiểm là sự đánh giá mang tính cá nhân cuối cùng: những điều mang tính mạo hiểm với tôi thì không mang tính mạo hiểm với người khác.

"Tôi muốn giàu có" cũng vậy. Giả định rằng tất cả các yếu tố khác là như nhau và không đổi (và điều này thì hiếm khi xảy ra trong thế giới thực), nhìn chung, mọi người thành lập công việc kinh doanh của riêng họ không kiếm được nhiều tiền hơn, mặc dù có một số ít người thành công trong việc nắm lấy những thời cơ. Nhưng "những lợi ích tinh thần" như thách thức, sự tự chủ, việc được ghi nhận, sự hứng khởi và sự sáng tạo cũng là đáng giá.

- Bài viết của Daniel Isenberg trên Harvard Business Publishing. Tác giả là giáo sư về Hoạt động quản lý tại trường Badson.

Kiến thức kinh doanh
  Tự làm hoen ố thương hiệu  
  Từ sai lầm chữ nghĩa dẫn đến sai lầm thực hiện  
  Vợ chồng bồ câu  
  Vòng tròn quản trị  
  Điều hành doanh nghiệp giống như vẽ tranh  
  Điều Kiện Cần Và Đủ Của Một Người Bán Hàng Giỏi  
  “Quản lý” lại ông chủ, tại sao không?  
Trang 3/3 : Trang trước  1 - 2 - 3