Kiến thức kinh doanh
Khéo tay chèo chống - TRUNG VĂN

Tất cả mọi doanh nghiệp đều không ít lần đối diện với những con sóng lớn. Nếu khéo tay chèo chống, bạn vẫn có thể đưa doanh nghiệp qua khỏi khó khăn và tiếp tục phát triển.

Thời gian là thử thách lớn nhất cho mỗi doanh nghiệp. Những sự cố của hôm qua, bây giờ và ngày mai chẳng khác gì những lớp sóng dữ muốn cuốn trôi con thuyền của doanh nghiệp. Không thể chỉ ngồi cầu mong cho qua cơn sóng dữ mà còn phải khéo tay chèo chóng để đưa thuyền cập bến an toàn.

Làm sao tăng lượng khách hàng mới, níu khéo khách hàng đã mất, không thấu chi ngân sách mà vẫn giữ được nhịp tăng trưởng lợi nhuận an toàn? Nghe có vẻ khá tham lam, nhưng không có cái tham lam ấy, sẽ chẳng ai muốn kinh doanh. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp sau khó khăn và tiếp tục phát triển.

1. Tên ta ở đâu?

Thay vì ngồi lo doanh thu giảm sút, bạn hãy thử vào một công cụ tìm kiếm trên internet như Google chẳng hạn, gõ tên công ty vào và đếm xem số lần xuất hiện của nó. Giả dụ màn hình báo là không tìm thấy, tất biết ngay lý do thất bại của việc kinh doanh. Chủ doanh nghiệp phải nhanh chóng bắt tay làm thế nào để thương hiệu của mình xuất hiện trên các trang web càng nhiều càng tốt. Bạn có thể chủ động hơn bằng cách xây dựng hẳng một trang web quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Nên nhớ là phải luôn duy trì và kịp thời cập nhật thông tin cho trang web của mình.

2. Khai trương lần hai

Ra mắt doanh nghiệp? Bạn đã làm rồi mà! Chính do các biến đổi theo thời gian mà doanh nghiệp lại cần các khách hàng và dịch vụ kinh doanh mới, từ đó nảy sinh nhu cầu khai trương lần nữa. Đây cũng là dịp để bạn giới thiệu cho khách hàng cũ lẫn khách hàng mới những bước đi của doanh nghiệp, đặc biệt là những bước đi có tính đột phá. Hãy xem đó là một sự kiện thực sự, nghĩa là cũng cần có băng rôn, biểu ngữ, quảng cáo, tiệc thân hữu và cả khuyến mãi sản phẩm mới. Vì thế, tốt nhất là bạn nên nhờ dịch vụ chuyên nghiệp đứng ra thực hiện.

3 Biếu tiền, mua tình

Một trong những điều không thể thiếu trong việc phục hồi uy tín và tăng doanh số là sự nhanh nhạy và khôn ngoan trong triển khai các chiến dịch khuyến mãi. Hãy quan sát, thu thập và so sánh các cách khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh, để từ đó tìm ra hình thức độc đáo hợp với mặt bằng dân cư và dòng sản phẩm củ đạo của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, vào các dịp lễ, những lúc có hàng nóng, bạn cần phải có những chương trình giảm giá đúng mực để thu hút khách hàng.

4 Khách hàng là thượng đế

Nhìn lại và đánh giá các dịch vụ khách hàn gmà doanh nghiệp đang thực hiện. Cần lưu ý rằng càng ngày người tiêu dùng càng sẵn sàng bỏ tiền ra mủa cả sự thoải mái, tiện lợi, do đó, hãy xác định mình đang đi đúng hay chệch hướng. “Khách hàng luôn luôn đúng” là tiêu chí để doanh nghiệp giữ được cách xử sự tế nhị và nhã nhặn đối với những vị khác khó tính và cố chấp nhờ các chính sách như trả, đổi hàng, giở mở cửa, hộp thư góp ý…

5. Chịu khó bắt tay

Không phải lúc nào các doanh nghiệp làm ăn gần đó đều là đối thủ cạnh tranh không đội trời chung của bạn. Mối liên hệ khôn khéo và linh động sẽ giúp chia sẻ khách hàng. Cần lưu ý, điểm yếu của họ có thể là thế mạnh của ta và ngược lại. Tuy vẫn giữ tính cách độc lập, nhưng bạn cũng không thể không có động thái trao đổi thông tin. Có thế mới yên tâm không bất ngờ bị “đâm sau lưng”.

6. Đừng chờ “hữu xạ tự nhiên hương”

Các phương tiện thông tin đại chúng, tờ bướm, borchure là các công cụ giúp bạn dẫn dụ khách hàng cũ quay trở lại và mời mọc những khác hàng mới. Chúng cũng cần xuất hiện với tần số đều đặn và mức độ tăng dần cho đến khi hoạt động doanh nghiệp trở về mức bình thường. Nếu bạn chưa có đội ngũ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, thì sự thất bại trước đây cũng là điều dễ hiểu.

7. Tiên hạ thủ vi cường

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa/ dịch vụ để bán cho người tiêu dùng, thu lợi nhuận. Nhưng nếu lâu nay, bạn chỉ chờ khách hàng tìm đến mình, thì quả chưa phát huy hết tiềm lực của doanh nghiệp. Bạn cần chủ động liên hệ với những khách hàng cũ bằng các hình thức như gọi điện, gửi thư chào mời, giới thiệu hàng mới hay các chương trình khuyến mãi. Điều đó sẽ khiến khách hàng cảm nhận bạn không quên họ và từ đó sẽ mặn mà hơn với sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn.

8. Đừng đứng bên lề sự kiện xã hội

Người ta chưa biết đến thương hiệu của doanh nghiệp? Đó là vì bạn đã tự đứng ngoài những sự kiện xã hội. Một biến cố xảy ra cũng là cơ hội cho doanh nghiệp. Các sản phẩm sẽ có dịp ra mắt với ấn tượng tốt từ người tiêu dùng khi nằm trong các chương trình giảm giá để tham gia hoạt động từ thiện, đóng góp vào những công trình chỉnh trang bộ mặt văn hoá, kinh tế - xã hội ở địa phương mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Nếu khôn ngoan và nhạy bén, bạn sẽ thực hiện được các hình thức từ thiện trong bất kỳ lĩnh vực nào. Điều đó vừa góp phần làm tăng doanh số, vừa nhắc nhở cái tên của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.

Đừng chờ khách hàng tự tìm đến mình mà phải chủ động liên hệ để nhắc nhở họ về sự hiện diện của bạn.

Là quản lý, nên hỏi tại sao?

Tại sao khi nhìn thấy quả táo rơi, Newton có thể tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn? Vì ông đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao quả táo rơi xuống đất mà không rơi vào không gian?”. Đối với nhà quản lý, hỏi “Tại sao?” để truy tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là một kỹ thuật cần thiết.

Có thể nói “Tại sao?” là câu hỏi mang một quyền năng lớn, được ví như mũi khoan xoáy vào núi đá, hình thành một con đường vượt qua mọi cản trở, giúp con người rút ngắn khoảng cách đến mục tiêu. Trong lĩnh vực quản lý, “Tại sao?” là câu hỏi rất đắc dụng giúp nhà quản lý tìm được bản chất hay nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề.

- Tại sao nhà quản lý nên hỏi “Tại sao?”

W.Edwards Deming, một chuyên gia về chất lượng hàng đầu của Mỹ khẳng định, “Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm 85% các vấn đề về chất lượng”. Họ phải là người hiểu rõ vấn đề nhất để đưa ra chiến lược cùng giải pháp khắc phục và phòng ngừa các vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp của mình.

Ở công ty mà tôi từng làm, giám đốc sản xuất người Nhật đã rất bực tức khi ông nhận được các báo cáo với số liệu tuyệt vời, nhưng thực tế trên dây chuyền thì ngược lại, sản phẩm sư quá nhiều, phiếu than phiền khác hàng gửi về công ty không xử lý kịp. Ông đã thốt lên trong cơn tức giận bằng một từ tiếng Việt: “Xạo!”

Với một số nhà quản lý thiếu năng lực hoặc không có tinh thần trách nhiệm, họ sẽ tạo ra số liệu giả hoặc làm “tốt hoá” hiện trạng. Nhà quản lý không thể hiểu được nguyên nhân gốc rễ gây ra hiện trạng thực vì họ không trực tiếp sản xuất trên dây chuyền .

Chắc chắn họ không thể biết hôm nay công nhân mới nào đang đứng chuyền, họ cũng không biết có dụng cụ nào hỏng hay lỗi. Họ chỉ ngồi trong văn phòng và mọi cái họ biết là qua báo cáo. Nhà quản lý càng ở vị trí cao thì càng xa rời thực trạng. Vì thế, họ phải luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” với nhân viên.

Người Nhật rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Khi họ phát hiện ra một khuyết tật/sai lỗi, câu đầu tiên mà họ thường hỏi là “Tại sao?”. “ Tại sao có một chỗ rách trong chiếc ghế bọc da này?”, “Tại sao da không được kiểm tra trước khi chuyển đến nhà máy của chúng ta?”, “Tại sao nhà cung cấp không tìm ra chỗ này trước khi gửi nguyên liệu đến công ty?”, “Tại sao máy móc của nhà cung cấp thiếu bộ phận laser phát hiện lỗi?”,” Tại sao nhà cung cấp không mua thiết bị tốt hơn?”….

Những câu hỏi này thực chất là một kỹ thuật có tính hệ thống nhằm giúp nhà quản lý tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sai lỗi, sau đó tìm ra biện pháp hợp lý nhất, ngăn ngừa không để nó sảy ra nữa.

- Kỹ thuật “ Hỏi 5 lần tại sao?”

Kỹ thuật đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề thông qua những thông tin hàm chứa trong câu trả lời sao cho những người bị hỏi phải trả lời theo ý mình muốn hỏi, đồng thời hạn chế được số lần hỏi là tùy vào kinh nghiệm thực tế của người hỏi. Thông thường, có những vấn đề chỉ hỏi 2 câu là đã tìm ra nguyên nhân. Nhưng có những vấn đề phải hỏi 5 lần trở lên thì mới khám phá ra được nguyên nhân gốc. Vì thế người sáng tạo ra kỹ thuật đó, ông Sakichi Toyoda, được mệnh danh là vua sáng tạo của Nhật Bản đã đặt tên là “ Hỏi 5 lần tại sao?” ( 5 whys). Nghĩa là sau khi hỏi đến câu thứ 5 thì nên xem xét đã tìm ra vấn đề gốc chưa.

Hỏi “Tại sao” phải trải qua các bước cơ bản: Một là, xác định/phát biểu vấn đề cụ thể. Hai là đặt câu hỏi, “ Tại sao vấn đề/tình trạng đó tồn tại?”. Sau đó, tiếp tục hỏi tại sao cho đến khi nguyên nhân được xác định. Khi người trả lời không thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “tại sao?” nữa nghĩa là, đến lúc xem xét xem có phải nguyên nhân gốc nằm ở vị trí bế tắc này. Điểm mấu chốt là phát biểu vấn đề càng rõ ràng, càng đầy đủ (về không gian, thời gian, số lượng…) thì số câu hỏi đặt ra sau đó sẽ giảm đi nhiều. Chẳng hạn, khi quản lý phát hiện vấn đề vệ sinh trong công ty không được đảm bảo suốt tuần qua. Nếu không chú ý, vấn đề có thể được quản lý phát biểu chung chung là lao công đã không dọn dẹp rác ở một số phòng mỗi đêm. Tuy nhiên anh ta có thể giới hạn lại phạm vi vấn đề bằng cách tìm hiểu thật kỹ sự việc và nhận định rằng lao công không dọn dẹp rác trong phòng hội nghị chính mỗi đêm tuần vừa rồi.

Như vậy, trong vấn đề này, thời gian và không gian đã được xác định. Câu hỏi đặt ra là “ Tại sao lao công không dọn dẹp phòng hội nghị chính mỗi đêm tuần vừa rồi?”. Giả sử quản lý nhận được câu trả lời là vì tuần trước phòng họp đã được khoá cửa vào lúc 5h chiều thì họ phải đặt câu hỏi tiếp theo để xác định nguyên nhân tồn tại của sự việc: “Tại sao lại như vậy?”. Hẳn người quản lý đang nghĩ rằng, phải có ai đó yêu cầu khoá cửa như thế vì bình thường phòng hội nghị luôn mở cửa 24/24. Đúng vậy, qua điều tra nhân viên cho họ biết, những người bảo quản phòng được yêu cầu khoá cửa vào 5h chiều. nhưng quản lý không là người ra yêu cầu này, vậy là ai? Một nhóm đặc trách. Tại sao họ lại yêu cầu như thế? Nhân viên cho bíêt, nhóm đặc trách đang làm việc trong phòng này và họ sử dụng các biểu đồ kế hoạch quan trọng. Họ không muốn người khác vào phòng xem vì có thể làm thay đổi chúng. Vậy sao họ không gỡ xuống và cất đi? Vì các tấm biểu đồ này kích thước khá lớn nên họ không muốn treo lên gỡ xuống mỗi ngày, họ còn làm việc khá lâu tại đây.

Nguyên nhân cuối cùng đã được tìm ra: lao công không được phép vào phòng hội nghị sau 5h vì đã có lệnh của cấp trên, do có một nhóm chuyên trách đang làm nhiệm vụ trong đó.

Thông qua ví dụ này, nếu quản lý không truy tìm nguyên nhân qua các câu hỏi tương tự như trên, rất có thể anh ta sẽ không hiểu được lý do và có thể đưa ra những quyết định dựa trên sự suy đoán phiến diện.

Dù quản lý là một cá nhân hay một nhóm người thì kỹ thuật “ hỏi 5 lần tại sao?” đều có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Nhà quản lý cũng có thể áp dụng kỹ thuật này và kết hợp một số công cụ chất lượng khác như Brainstorming, phân tích nguyên nhân kết quả… để điều hành các nhóm làm việc/nhóm cải tiến chất lượng tổ chức của mình, nhằm nhận dạng và nắm bắt những vấn đề đang xảy ra trong tổ chức, từ đó, có những giải pháp và chiến lược phòng ngừa hiệu quả.

Kiến thức kinh doanh
  Khởi đầu gian khó của những nhà kinh doanh thành đạt  
  Không có THỰC mà muốn THÀNH bằng mọi giá thì họa khôn lường  
  Khuyến mãi làm thượng đế phát cuồng  
  Lãnh đạo nóng tính  
  Lập bản đồ rủi ro  
  Lean  
  Lời giải mới cho bài toán nhân lực : Nghiên cứu độ hài lòng của người LĐ  
  Minh triết là trí tuệ được nhào nặn bởi kinh nghiệm  
  Muốn sáng tạo sản phẩm mới, hãy nghĩ khác  
  Mưu lược trong kinh doanh  
  Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt  
  Người thường và nhân tài  
  Nhà quản lý cõng khỉ  
  Nhân cách và nhân phẩm trong kinh doanh  
  Những slogan hay nhất mọi thời đại  
  Những độc chiêu bán đất, bán nhà thời ế ẩm  
  Q&A - Hệ số ROA và ROE là gì?  
  Quản lý doanh nghiệp: Đầu tàu hay con cua  
  Tại sao Zappos thưởng tiền cho nhân viên bỏ việc?  
  Tăng trưởng kép và Quy tắc 70  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau