Kiến thức về thời trang Nữ
Nguồn gốc chiếc áo dài Việt Nam
 
 

Về nguồn gốc, một số tác giả bài viết nghiên cứu về áo dài có cùng quan điểm rằng chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự áo tứ thân (có tác giả cho rằng hai loại áo này là một). Áo gồm bốn thân, mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen.

Thời vua Gia Long (đầu thế kỷ 19), trong giới phụ nữ quyền quí bắt đầu phổ biến kiểu áo ngũ thân (kiểu may như áo tứ thân, nhưng nửa vạt trước được may thêm một vạt con nằm dưới vạt trước, áo may nối sống, che kín thân hình, có khuy cài). Năm 1828, năm Minh Mạng thứ chín, tuân theo chiếu chỉ cấm mặc váy của triều đình, chị em phụ nữ chuyển sang mặc áo dài với quần.
Thời Pháp thuộc, năm 1930, do chịu ảnh hưởng của phương Tây, một họa sĩ tên Cát Tường tung ra kiểu áo dài LeMur nối vai ráp tay phồng, cổ bồng, cổ lá sen hoặc cổ hở rộng, vạt áo không nối sống nữa vì vải nhập ngoại đã có khổ rộng hơn, giữ nguyên hai tà dài với gấu áo viền tròn.

Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến áo dài LeMur, loại bỏ vai phồng, cổ hở để dung hòa với áo ngũ thân cũ, vạt dài không viền tròn, thân trên ôm sát thân người, tà áo bay lượn.

Cuối thập niên 1950, bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu, xuất hiện trước mắt công chúng trong kiểu áo dài không cổ, tay ngắn, mang bao tay trắng, tóc bới cao, nhưng rồi kiểu áo này cũng nhanh chóng mai một.

Khoảng thập niên 1960, nhà may Dung Dakao ở Sài Gòn tung ra kiểu áo dài tay raglan (ráp tay xéo vai để tránh các đường nhăn hai bên nách khi mặc áo) mặc với quần xéo ống rộng.

Từ đó đến nay, chiếc áo dài vẫn luôn là cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà thiết kế, nhưng kiểu áo dài Lê Phổ vẫn luôn được coi là chuẩn mực.

Kiến thức về thời trang Nữ
  Phối hợp trang phục duyên dáng  
  Phục trang cho mọi lứa tuổi  
  Sắp xếp lại tủ quần áo  
  Sử dụng hàng thêu  
  Trang phục nào nên giữ lại?  
  Tránh xa những lỗi ngớ ngẩn